Khi ở nhà chúng ta có thể ngủ li bì như một đứa trẻ, nhưng khi đến trường rồi thì chắc chắn bạn sẽ không thể nào được như vậy nữa. Rất nhiều bạn học sinh, sinh viên đang bị căn bệnh mất ngủ hay khó ngủ vì nhiều nguyên nhân khác nhau: lo lắng, bồn chồn, không gian ồn ào chung quanh hoặc thậm chí khi quá háo hức cũng làm cho bạn không ngủ được. Mất ngủ sẽ làm ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe cũng như kết quả học tập của bạn, do vậy hãy cố gắng tìm cách khắc phục sớm.
Chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn ngủ?
Trong khi bạn đang chìm vào giấc ngủ sâu và thậm chí là cất tiếng &ldquongáy&rdquo opera vang dội, cơ thể của bạn vẫn phải tiếp tục làm việc. Trong suốt một đêm, chúng ta thường có nhiều kiểu ngủ khác nhau, và kiểu ngủ thông dụng nhất của mọi người chính là ngủ chập chờn (Rapid Eye Movement (REM)). Trong kiểu ngủ này, hoạt động của não bộ gia tăng và rất năng động, mắt của chúng ta di chuyển liên tục từ bên này sang bên kia và khi đó bắt đầu những giấc mơ. Kiểu ngủ này chiếm khoảng 1/5 trong suốt thời gian ngủ. Phần còn lại của giấc ngủ chính là kiểu ngủ say (Non-REM). Lúc này, hoạt động não bộ giảm đi, đồng thời các hóc-môn bắt đầu di chuyển vào các mạch máu và cơ thể bắt đầu giai đoạn hồi phục sau một ngày dài.
Chúng ta nên ngủ bao nhiêu là đủ?
Trung bình con người chúng ta ngủ khoảng 7 - 8 tiếng mỗi đêm, nhưng khi về già thì số giờ ngủ bắt đầu ít đi (đó là lý do tại sao bạn thấy ông bà của minh thường hay dậy rất sớm). Nhưng không phải ai cũng vậy, đôi khi có người chỉ ngủ được khoảng 3 tiếng mà thôi. Với những người ngủ ít thường rất dễ cáu gắt và khó tập trung tốt. Mà bạn biết rồi đấy, khi đi học thì có rất nhiều thứ phải lo, cho nên nếu bạn ngủ không đủ giấc thì sẽ không có đủ năng lượng cho bạn sống sót qua nỗi giờ học trên lớp đâu.
Bí quyết để có giấc ngủ tốt lành
Điều quan trọng và cơ bản mà bạn cần phải nhớ: khi không ngủ được, bạn đừng nằm ì ra và lo lắng. Thay vào đó, hãy dậy và làm việc gì đó giúp bạn thư giãn hơn: đọc sách, xem ti vi hoặc nghe nhạc. Bảo đảm ngay sau đó, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy mệt và buồn ngủ.
Nếu đêm qua bạn không ngủ ngon thì xu hướng chung của chúng ta là muốn ngủ bù vào ngày hôm sau, bất cứ khi nào có thể. Nhưng nếu làm như vậy thì đến tối hôm sau bạn sẽ không ngủ được nữa, cứ như thế thì đồng hồ sinh học của bạn sẽ bị đảo lộn lên hết.
Giải pháp hiệu quả nhất là tập thể dục. Không nhất thiết phải tập gì quá nặng, chỉ cần vài động tác thể dục, đi bộ hoặc bơi lội. Đồng thời, bạn cũng nên cắt giảm bớt uống trà hay cà phê vào buổi tối, nếu có uống trà thì nên uống các loại trà thảo dược.
Một điều nữa bạn cũng nên lưu ý là không  nên uống nhiều chất có cồn, bia ruợu các loại với hy vọng rằng nó sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn. Đúng là như vậy, nhưng khi tỉnh dậy vào sáng hôm sau bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau đầu và mệt mỏi.
Nếu như bạn có nhiều suy nghĩ hay bận tâm trong lòng và khiến cho bạn không chợp mắt ngủ được, hãy viết những dòng suy nghĩ này vào cuốn sổ tay, hoặc nhắn tin hay chia sẻ với ai đó bạn tin tưởng. Cách này sẽ phần nào giúp bạn đỡ lo lắng hơn và như vậy sẽ "nhẹ óc" mà đi ngủ, mọi chuyện khác hay để sáng mai giải quyết.
Một lời khuyên nhỏ cuối cùng: hãy dành chút thời gian để ngủ trưa, nhưng đừng ngủ quá nhiều và hãy tìm một địa điểm thích hợp nhé.
Theo mực tím